image banner
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG TỈNH LONG AN

Khu di tích lịch sử tỉnh Long An tọa lạc tại ấp 2 xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ trước đây là xã Bình Thành, cách đường biên giới Mỏ Vẹt campuchia 3,5km về phía tây. Khu di tích LSCM là nơi lưu dấu quá trình hoạt động của các nghĩa quân thuộc căn cứ Mớp Xanh trong kháng chiến chống Pháp và căn cứ Tỉnh ủy Long An trong kháng chiến chống Mỹ. Với giá trị lịch sử to lớn đó nơi đây đã được Bộ VHTT ( Bộ VHTT&DL) công nhận là khu di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1998.

Để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay và mai sau, tháng 10/2004 khu di tích được khởi công xây dựng với số vốn là 183 tỷ đồng từ ngân sách địa phương,  tổng diện tích là 103,25 héc ta trong đó phần diện tích xây dựng khoảng 20 héc ta gồm 22 hạng mục công trình

Anh-tin-bai

I.    Giới thiệu sa bàn khu di tích

Nhà có 1 trệt và một lầu, mái sau là khu vực hành chính của khu di tích, mái trước có phòng hội nghị và khu vực trưng bày về quá đấu tranh của quân và dân Long An từ khi có Đảng cho đến ngày giành thắng lợi hoàn toàn , khu vực chúng ta vừa thấp hương là đền tưởng niệm - nơi vinh danh 26.183 liệt sỹ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ độc lập tự do của dân tộc trong  kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh biên giới Tây Nam và lược sử của họ được khắc trên 100 tấm bia để đời đời nhân dân kính viếng. Từ ngoài vào là các hạng mục Cổng chào, cầu đi bộ, kiot bán hàng lưu niệm,bãi đậu xe, nhà tiếp khách các trục đường cảnh quan..., khu vực Tỉnh ủy ( nơi làm việc của các đồng chí trong Tỉnh ủy Long An). Ngoài ra khu di tích vẫn còn một số hạng mục chưa được xây dựng như: kỳ đài cao 40m, công viên và tượng đài chiến công, cổng di tích số 2, Khu di tích số 2 và 3 gồm ban dân vận, ( hội phụ nữ, thanh niên, đội sản xuất), mặt trận giải phóng dân tộc tỉnh, đội an ninh, ban kinh tài, trạm quân y, hố bom giao liên...

II. Tranh sơn dầu khu vực không gian tưởng niệm.

 Đây là bức tranh sơn dầu tái hiện quá trình đấu tranh của quân và dân Long An từ khi mới có đảng cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn thống nhất 2 miền Nam Bắc. Bức tranh được chia ra làm 8 giai đoạn tượng trưng cho 8 chữ vàng “ trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”.

1.Hình ảnh tra tấn – tội ác của thực dân Pháp.Hình ảnh địa điểm thành lập chi bộ ĐCS đầu tiên của tỉnh Tân An ngày 6/3/1930 tại nhà ông bộ thỏ thuộc huyện Đức Hòa ngày nay.Hình ảnh đồng bào biểu tình trước dinh quận Đức Hòa ngày 4/6/1930 do đồng chí Võ Văn Tần lãnh đạo.Hình ảnh cuộc nghĩa quân nổi dậy trong khởi nghĩa Nam kỳ 23/11/1940.Hình ảnh sau cuộc khởi nghĩa Nam kỳ nghĩa quân bị thực dân Pháp đàn áp tù đày, xử bắn 3 nghĩa quân  tại khu vực ngã tư Đức Hòa.

2.Hình ảnh đoàn mít tinh chào mừng cách mạng tháng 8 thành công, giành chính quyền về tay cách mạng ngày 22/8/1945 tại dinh Tổng Thận, Tân An. Hình ảnh Pháp tái chiếm nam bộ vào cuối tháng 9/1945.Hình ảnh chuyển căn cứ Tỉnh ủy Tân An từ dinh Tổng Thận về vùng Đồng Tháp Mười.

3.Hình ảnh chiến đấu của chi đội Hải Ngoại 4 trong trận đánh Giồng Dinh 9/3/1947.Hình ảnh nhân dân, bộ đội đang đắp cảng bằng thân cây dừa nhằm hạng chế sự hoạt động của tàu chiến Pháp trên sông.Hình ảnh tiêu diệt xe lội nước Grap, xe GMC trong cuộc càn của thực dân Pháp vào căn cứ Xứ ủy Nam kỳ ngày thuộc huyệnTân Thạnh ngày nay vào năm 1949. Hình ảnh bộ đội tập kết ra Bắc.

4.Hình ảnh đấu tranh chính trị, biểu tình đòi thi hành hiệp đinh genneve của nhân dân Long An trong phong trào Đồng Khởi 1960-1961.Hình ảnh nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược 1963.

5.Hình ảnh đánh Mỹ qua hình thái chiến tranh nhân dân.

6.Hình ảnh trạm quân y, công binh xưởng tại căn cứ Đám lá tối trời- Tân Trụ.Hình ảnh xe đạp thồ, xe bò vận chuyển vũ khí, giao liên đưa bộ đội sang sông để chuẩn bị cho đợt  tổng tiến công và nổi dậy vào tết Mậu Thân 1968. hình ảnh lực lượng vũ trang phân khu 3 giành dựt với địch từng căn nhà, gốc phố tại cầu khu vực cầu chữ Y Sài Gòn vào tháng 5/1968.

7.hình ảnh trong giai đoạn phân khu 2 và 3 lãnh đạo quân dân Long An thực hiện nhiệm vụ “ bám trụ vùng ven” và chống bình định.

8.Hình ảnh thắng lợi của llvt Long An trong chiến dịch Hồ Chí Minh tại Sài gòn, hình ảnh đoàn xe tăng tiến về Tân An trong sự chào đón của nhân dân, hình ảnh đi bầu cử đầu tiên sau khi đất nước thống nhất.

III. không gian trưng bày Bình Thành bưng biền xưa.

Khu di tích hiện tại đang tọa lạc tại xã Bình Hòa Hưng nhưng địa danh gắn liền với vùng đất này từ thuở mới khai hoang lập ấp là Bình Thành. Bình Thành thôn là một trong những thôn xã của tổng Cửu Cư Thượng huyện Tân Long, khu Tham Biện Chợ Lớn địa danh này đã xuất hiện trên bản đồ hành  chính của người Pháp từ năm 1867. Trong kháng chiến chống Pháp vùng đất này thuộc quận Thủ Thừa, rồi huyện Đông Thành, Đức Hòa Thành. Từ năm 1959 đến nay vùng đất này thuộc huyện Đức Huệ.

Bình thành xưa là một vùng đất bưng biền voi những gò cao có cư dân cư trú. Họ là những người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, vì không chịu nổi ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến đã rời bỏ quê hương để tìm nguồn sống mới. Và tên của người đầu tiên đến các gò cao này để cư trú ngẫu nhiên trở thành địa danh của gò đất đó và lưu truyền đến tận ngày nay như: giồng Ông Hổ, Ông Út, Ông Tưởng, Ông Xô và nơi quí vị đang có mặt là giồng Ông Bạn.

Với những vật dụng đánh bắt cá như: đăng, chỉa, lờ, lợp, lù, thời...và những nông cụ sản xuất như: cày, bừa, trục, gàu vai, bồ đập lúa...đã tạo cho cuộc sống người dân thêm phần no ấm. Hình ảnh con trâu, đám ruộng lúa mùa đã thể hiện cuộc sống yên ổn khi đến vùng đất mới lập nghiệp. Hình ảnh đứa trẻ bưng chén nước đầy cho mẹ khi đang làm đồng án không chỉ thể hiện sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình mà còn thể hiện sự khắc khích, sắc son nghĩa tình của người dân Bình Thành xưa.

Dãy bưng biền này mang đặc điểm sinh thái của vùng Đồng Tháp Mười, với nhiều loài cây hoang dại như : đưng, đế, tràm, năng, bàng, lau sậy, mớp, cỏ mồm...và  các loài động vật như , cá lóc, cá rô, sặc, bảy trầu, lia thia, trăn, rùa...và  những loài chim như vịt trời, le le, cồng cộc, điên điển, cò, quốc, vòng vọc hay những sản vật như mật ong, nấm tram, nấm mối....

Với  hệ động vật đa dạng đã mang đến cho người dân Bình Thành nguồn thực phẩm phong phú. Một góc bếp khá đơn giản của người Bình Thành xưa chỉ với 3 ông táu nhồi trấu và đất sét, những chiếc nồi đồng, một kệ chén bằng  tre, lu nước mắm đồng đã tạo nên những bữa ăn thật đầm ấm khi kết thúc công việc đồng án. Một góc bếp đơn giản cho thấy tính cách giản đơn của người dân Bình Thành xưa, chỉ cần một con cá nướng hay một vài trái cà na, trâm, chum mòi, vú sữa bò...1 xị rượu gạo cùng với các loại nhạc cụ như: đàn cổ, đàn nhị, đàn cò, đàn tân nhạc đã tạo nên những bữa ăn tinh thần đậm chất Nam Bộ.

IV. Sự hình thành căn cứ Mớp Xanh.

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ  đầu tháng 12/1940, trước sự khủng bố ác liệt của thực dân Pháp, khoảng 100 nghĩa quân tỉnh Tân An – Chợ Lớn dưới sự chỉ huy của đồng chí Lưu Dự Châu và Lê Văn Tưởng đã rút về khu vực tràm Ba làng để thành lập căn cứ với tên gọi Mớp Xanh để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị khởi nghĩa lần 2. Căn cứ Mớp Xanh có địa bàn hoạt động khá rộng lớn gồm 3 làng: Bình Thành, Bình Hòa, Thạnh Lợi với chiều rộng khoảng 35km, chiều dài 70km kéo dài từ biên giới Campuchia đến sông Vàm Cỏ Đông.

 Tại căn cứ Ban chỉ huy được thành gồm 9 thành viên trong đó đồng chí Lưu Dự Châu làm Trưởng ban. Dưới ban chỉ huy là 5 tiểu ban.

+ Ban quân sự tác chiến

+ Ban tạo tác vũ khí

+ Ban tuyên truyền báo chí

+ Ban y tế cứu thương

+ Ban tiếp tế

Ngoài ra còn có cơ quan tòa án do đồng chí Trần Văn Đấu phụ trách.

Từ căn cứ Mớp Xanh ta sắp xếp lại các chi bộ, ra tờ báo dân cày, tổ  chức học tập chính trị, in truyền đơn, lập lò rèn chế tạo vũ khí. Và đây là hình ảnh nghĩa quân đang vận chuyển những vật liệu để lập lò rèn tại căn cứ Mớp Xạnh.

Từ đầu năm 1941 thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc càn quét, đánh phá căn cứ Mớp Xanh gây cho nghĩa quân nhiều tổn thất vì thế cuối tháng 3/1941 Xứ ủy chủ trương phân tán lực lượng tại căn cứ Mớp Xanh. Tuy chỉ tồn tại được 4 tháng nhưng căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các căn cứ cách mạng trên vùng đất Bình Thành – Đức Huệ sau này.

V. Quân Khu Đông Thành

Tháng 4/1946 địch tiến công mạnh ở chiến khu An Lạc vì vậy các cơ quan đầu não của khu phải 7 dời xuống căn cứ Vườn Thơm sau đó lại về vùng Bắc Thủ Thừa- Đức Huệ ngày nay xây dựng căn cứ mới với tên gọi Quân khu Đông Thành mà trung tâm là Giồng Dinh xã Mỹ Thạnh nơi đặc các cơ quan, đơn vị của khu 7.

Ngay sau các đơn vị thuộc khu 7 trú đóng tại đây được 6 tháng , thực dân Pháp đã tổ chức đánh phá QKDT với ý đồ tiêu diệt bộ tư lệnh khu 7 và chi đội Hải ngoại 4 mới trở về từ Thái Lan. Ngày 9/3/1947, 12 máy bay Dacota chở một đại đội lính nhảy dù, một số tàu chiến, xe lội nước đã tấn công vào Giồng Dinh. Với sự chiến đấu anh dũng của Trung đội Bảo vệ thuộc chi đội Hải ngoại 4 phối hợp với 1 tiểu đội thuộc chi đội 12 – khu 7 đã tiêu diệt được 2 tiểu đội lính nhảy dù, một số tàu chiến, 1 xe lội nước và thu 2 khẩu FM, 10 súng trường. Đây là trận đánh mang ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ lần đầu tiên trên chiến trường Nam bộ ta đã kích bại được cuộc tấn công bằng lực lượng lính nhảy dù của thực dân Pháp, bảo vệ an toàn cho bộ tư lệnh khu 7 ( khu trưởng Nguyễn Bình, Đc Lê Duẫn đang phụ trách UB cải tổ Đảng Nam Bộ.Phạm Văn Bạch CT UBKCNB) và các đơn vị đang đóng tại đây.

Tháng 9/1948, UBKCHCNB thành lập khu Đông Thành trực thuộc khu 7. Và đến tháng 5/1949 trước sự chuyển biến ở chiến trường nên cần bố trí lại địa bàn kháng chiến trên toàn Nam bộ. UBKCHCNB quyết định giải thể khu Đông Thành, các cơ quan của khu 7 chuyển về rừng sát sau đó lên chiến khu Đ. Khu Đông Thành trở thành huyện Đông Thành với vai trò là căn cứ của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Chợ Lớn.

Hiện vật:

-         ảnh Trụ sở Tòa án tỉnh Tân An (Nhà Hội đồng Sầm tại xã Bình Hòa Bắc – Đức Huệ) bị thực dân Pháp bắn phá năm 1946.

-         ảnh Công binh xưởng chế tạo vũ khí bên bờ kinh Dương Văn Dương.

-         ảnh Sản xuất vũ khí ở công binh xưởng Khu 7

-         Ảnh: Bộ đội Hải ngoại về nước năm 1947

-         Ảnh: Tàu chiến Pháp bị bắn hỏng trong trận Giồng Dinh,ngày 09/3/1947

-         Bản trích Danh sách các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Tân An, Tỉnh ủy Chợ Lớn trong chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954)

.

VII. Tình hình Long An sau hiệp định Genneve và sự hình thành căn cứ Bình Thành

Sau khi hiệp định Genneve có hiệu lực, ta tiến hành tập kết chuyển quân trong vòng 100 ngày để chờ đến cuộc tổng tuyển cử thống nhất 2 miền nam bắc vào năm 1956. Thế nhưng người Mỹ trắng trợn phản bội hiệp định, nhanh chóng lập nên  chế độ độc tài đứng đầu là Ngô Đình Diệm. Diệm đã mở các chiến dịch “ Thoại Ngọc Hầu”, “ Trương Tấn Bửu” để đàn  áp các giáo phái thân Pháp, Nhật như Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên..,chúng mở  chiến dịch “ tố cộng diệt cộng”, ra luật 10/59 để bố ráp những người tham gia kháng chiến cũ và lực lượng đảng viên được phái ở lại Miền Nam. Trước tình hình đó, đảng bộ Tân An- Chợ Lớn vận dụng chủ trương điều lắng của Xứ ủy đưa những cán bộ hoạt động bị lộ tại địa bàn lên vùng Bình Thành để tham gia vào lực lượng của  giáo phái Cao Đài và chính quyền cơ sở của địch nhằm bảo toàn lực lượng, chờ đợi thời cơ cách mạng mới. Chính những lực lượng này đã trở thành lực lượng nòng cốt để thành lập llvt Long An sau này như Nguyễn Văn Ấp, Nguyễn Văn Chiểu, Trương Công Xưởng...

Hiện vật:

Bản đồ: Việt Nam phân chia chính quyền hai miền Nam và Bắc theo Hiệp định Genève

Ảnh: Hội nghị Genèvevề Việt Nam chấm dứt cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp (20/7/1954

Ảnh: Bộ đội chuẩn bị lên đường đến địa điểm tập trung tập kết, năm 1954

Ảnh:Luật 10/59

Ảnh: Buổi lễ Lời thề “sát cộng”

Ảnh: Máy chém của chính quyền Ngô Đình Diệm lê khắp miền Nam công khai giết hại những người cộng sản theo luật 10/59

Ảnh:Đấu tranh chống Mỹ - Diệm thi hành luật phát xít 10/59 tại tỉnh lỵ Long An.

VIII. Mô hình khu trù mật Quéo Ba.

Đây là mô hình khu trù mật Quéo Ba, một khu trù mật tiêu biểu của Đức Huệ. Được chính quyền Việt Nam cộng hòa cho xây dựng vào năm 1957 Với mục đích chính là tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để dể dàng tiêu diệt bằng vũ khí hiện đại.

Khu trù mật được bao bằng hàng rào kẽm gai bên ngoài, kế đến là hào sâu có cặm chong tre, kế đến là tường đất có cắm vật nhọn, có các chòi canh ở các góc và các cạnh để quan sát trong khu trù mật và bên ngoài. Bên trong có nhiều nhà dân- khoảng 3000 người, nhà làm việc  ( chủ ấp), chợ, nhà bảo sanh, phòng thông tin, trường học,... có 1 cây súng đại liên đề phòng cuộc tấn công từ bên ngoài.

Người dân muốn ra vào khu trù mật phải xuất trình giấy tờ, những người kháng chiến cũ tối ngủ phải đi trình, phát loa inh ỏi để  gọi hàng. Trong khu trù mật là một không gian chật chội, một bầu không khí ngột ngạt chứ không phải giống như ý nghĩa của 2 từ Trù mật mà chúng đặt ra để mị dân.

IX. Mô Hình Chi khu biên phòng Đức Huệ (do Biệt động quân và sư đoàn 25 Ngụy trú đóng).

Đây là hình ảnh của chi khu Đức Huệ thuộc xã Mỹ Quý Tây ngày nay là đơn vị trực thuộc Tiểu khu Hậu Nghĩa, được xây dựng vào năm 1959 ngay khi huyện Đức Huệ được thành lập, đến năm 1965 chi khu được tái lập với tên gọi căn cứ Biên Phòng Đức-Huệ ( chuyển sang hộp hình )là nơi trú đóng của 1 tiểu đoàn biệt kích, năm 1970 tiểu đoàn biệt kích này được cải tuyển thành tiểu đoàn 83 biệt động quân biên phòng, đồng thời được tăng cường thêm một trung đội Pháo binh 105 ly. Tiểu đoàn này dưới sự chỉ huy của Liên đoàn 33 BĐQ thuộc quân Đoàn III. Vùng hoạt động của tiểu đoàn này là bán kính 10km với mục tiêu khám phá, phục kích các đường xâm nhập của ta, đột kích và thiêu hủy căn cứ hậu cần của ta ở Tà Nôi, Ba Thu .

Căn cứ BP Đức Huệ với lực lượng hùng hậu có lúc lên đến gần 1000 quân, vũ khí hiện đại thì nơi đây thật sự là một trở ngại lớn đối với hành lang chiến lược đông tây và vùng Đức Huệ.

X. Sự ra đời của căn cứ Bình Thành.

Bình Thành- Đức Huệ là hành lang tiếp giáp giữa núi rừng Tây Ninh và Chiến khu Đồng Tháp Mười, gần với thủ đô Sài Gòn, có thế tựa lưng vào nước bạn Campuchia và có bề dày lịch sử kháng Pháp thế nên tỉnh ủy Long An được thành lập đã chọn vùng đất này làm căn cứ địa để lãnh đạo nhân dân chống Mỹ.

Trong từng thời điểm, thuận lợi và khó khăn khác nhau, Tỉnh ủy Long An đã linh hoạt, cơ động trong địa bàn Đức Huệ , có lúc thì tạm lánh sang Ba Thu, Giồng Két ( Campuchia), có lúc phát triển về vùng Đức Hòa, Bến Lức và vùng hạ. Tuy nhiên nơi mà Tỉnh ủy Long An đứng chân lâu nhất là Giồng Ông Bạn – Bình Thành trong thời gian mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Màn hình chiếu phim tư liệu: Một số hồi ký, lời kể của một số nhân chứng lịch sử từng hoạt động tại Bình Thành

XI. Phong trào Đồng khởi.

Dù địa bàn hoạt động luôn thay đổi nhưng tỉnh ủy Long An đã lãnh đạo quân và dân Long An đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong phong trào Đồng khời, Tỉnh ủy Long An đã lãnh đạo llvt Long An giải phóng được 29 xã, tiêu diệt, bức rút hàng chục đồn bót, diệt hàng trăm tên địch, thu gần 200 súng các loại, phục hồi hầu hết các chi bộ ở cơ sở và giành được hàng vạn mẫu ruộng cho nhân dân.

Hiện vật: cửa

Tranh: Cuộc đấu tranh chính trị (bằng hình thức tản cư ngược) của nhân dân.

Xin giới thiệu với...Hộp hình cuộc hợp chỉ đạo phong trào Đồng Khởi tại căn cứ Bình Thành của các đồng chí Tỉnh ủy, lúc này Bí thư là ông Nguyễn Văn Chính.

XII. Tỉnh ủy chỉ đạo phong trào chống gom gân, lập ấp chiến lược.

Trong bối cảnh nổi dậy của nhân dân Miền Nam đang bùng lên mạnh mẽ ở khắp các vùng nông thôn. Chính quyền Diệm đã xây dựng 240 ấp chiến lược ở Long An và Kiến Tường để cai trị nhân dân.

Trước tình hình đó, Tỉnh ủy Long An đã tổ chức hội nghị tháng 9/1963 diễn ra tại căn cứ Bình Thành do đồng chí Bí thư Nguyễn Văn Chính chủ trì, có cán bộ chủ chốt như Huỳnh Công Thân, Tư vũ Tỉnh đội Trưởng . Hội nghị đã đề ra phương hướng phá ấp chiến lượcdùng lực lượng vũ trang tiêu diệt đồn bót và lực lượng càn quét của địch, tạo điều kiện cho quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược, bung về vườn cũ làm ăn.

Trận đánh vào đêm 22 rạng 23/11/1963 vào trại Huấn luyện biệt kích  Hiệp Hòa đã mở đầu cho phong trào phá ấp chiến lược, kế đến là trại huấn luyện biệt kích Gò Đen... Tính đến cuối năm 1963, toàn tỉnh chỉ còn lại vài chục ấp so với 240 ấp đã được lập trước đó.

Hiện vật: một số hình ảnh ...thành lập mặt trận giải phóng dân tộc tỉnh Long An

XII. Tỉnh ủy lãnh đạo lực lượng vũ trang đánh quỵ sư đoàn 25 Ngụy

Để giữ lại các ấp chiến lược Ngụy quyền đã tăng cường sư đoàn 25 – sư đoàn được mệnh danh là tia chớp nhiệt đới từ Quảng Ngãi về chiến trường Long An (Bộ chỉ huy đóng tại Bàu Trai Hậu Nghĩa). Trước tình hình đó, giữa tháng 4/1964 Tỉnh ủy Long An đã triệu tập Hội Nghị do đồng chí Bí thư Võ Trần Chí chủ trì, và đã đề ra nghị quyết: đánh quỵ sư đoàn 25, giải phóng cơ bản tỉnh Long An.

Đêm 17/10/1964,  ta tấn công địch ở chi khu Đức Huệ khiến bọn địch bỏ chạy, tạo điều kiện cho 3000 người dân trong khu trù mật Quéo Ba nổi dậy đạp tan hàng rào trở về vườn cũ làm ăn.

Hiện vật:

Ảnh: Sau trận đánh Quéo Ba, Đức Huệ đồng bào đem quà, bánh ra trận địa cho chiến sĩ ta

Ảnh: Ban kinh tài tỉnh Long An và huyện Đức Huệ đã cung cấp trâu cho các xã Bình Thành, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Quý Tây để đồng bào kịp thời sản xuất vụ mùa

Ảnh: Tổ vần công của đồng bào Mỹ Thạnh Tây, Đức Huệ làm việc trên đồng ruộng

Ảnh: Du kích Mỹ Thạnh Tây, Đức Huệ giúp đỡ đồng bào ở các ấp chiến lược trở về vùng giải phóng làm ruộng

Ảnh: Du kích giúp đồng bào xã Mỹ Quý Tây, Đức Huệchuyển lúa gạo ra nơi an toàn khắc phục hậu quả do quân ngụy Sài Gòn gây ra

Ảnh: Phân đội nữ pháo binh cối Long An đã từng lập công xuất sắc tấn công các chi khu quân sự Đức Huệ, tỉnh Hậu Nghĩa

XIII. Tỉnh ủy lãnh đạo phong trào toàn dân đánh Mỹ

Từ đầu năm 1966, quân Mỹ đã bắt đầu tham chiến trên chiến trường Long An. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã tổ chức cuộc họp để tìm ra cách đánh Mỹ. Tỉnh ủy đã phát động phong trào toàn dân đánh Mỹ, phong trào thi đua đạt danh hiệu dũng sĩ diệt Mỹ. Trong giai đoạn này hình thái chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao và điển hình là vành đai diệt Mỹ Rạch kiến.

Hiện vật:

Tranh sơn dầu: Hội nghị cuối 1966 về kiểm điểm rút kinh nghiệm và định hình phương hướng sắp tới trong phong trào toàn dân đánh Mỹ

Tranh làm lại:Xóm Công Đoàn

Tranh sơn dầu kênh kháng chiến: xin giới thiệu với…đây là hình ảnh về một con kênh kháng chiến tiêu biểu trên vùng đất Bình Thành – Đức Huệ. Từ năm 1961, 1962 Ban dân vận tỉnh ủy đã vận động nhân dân đào hàng chục con kênh trên vùng Bình Thành như kênh 61, 62, maren, kênh kháng chiến A để hạn chế sự càn quét của xe tăng, để vận chuyển vũ khí, lương thực, liên lạc và những thương bệnh binh từ những lõm căn cứ về trạm quân y của Tỉnh đang đóng tại giồng ông út- Bình Thành.

Tranh sơn dầu vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến:  xin giới thiệu…đây là bức tranh tái hiện nhân dân Rạch Kiến- Cần Đước đánh giặc bằng vũ khí tự tạo: chông, mìn tự tạo, trái gài, bằng giàn thun, ong vò vẻ, rắn hổ mang, hình ảnh bà mẹ dùng tay không chặn xe tăng địch, những em bé vừa chăn trâu vừa làm trinh sát cho bộ đội. Gần 1000 ngày chiến đấu ở vành đai Rạch Kiến quân và dân Long An đã tiêu diệt 1000 lính Mỹ, bắn rơi 17 máy bay, phá hủy 20 xe thiết giáp. Với phong trào này Long An đã được mặt trận giải phóng Miền nam VN tặng thưởng danh hiệu cao quí “ Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc” ngày 17/9/1967.

 

XIV. Phân Khu ủy phân khu 2, 3 lãnh đạo trong trận Mậu Thân

Tháng 10/1967, Bộ chính trị quyết định tổng công kích tổng khởi nghĩa vào dịp tết Mậu Thân 1968. Thực hiện chủ trương trung ương, địa bàn Long An được chia thành phân khu 2 và 3 với vai trò là bàn đạp tấn công vào sào huyệt của địch ở Sài Gòn. Trong 3 đợt tấn công vào Sài Gòn, các tiểu đoàn chủ lực của phân khu 2 và 3 đã chiến đấu anh dũng, giành giựt từng con đường góc phố với địch, tiêu biểu nhất là trận đánh tại cầu Chữ Y vào tháng 5/1968.

Biểu bản địa bàn phân khu 2 và 3:

Phân khu 2 gồm các quận, huyện: Đức Hòa, Đức Huệ, Bến Lức, Thủ Thừa, quận Tân Bình, Bình Chánh, 3,5 10,11, Phú Nhuận.

Phân khu 3 gồm các quận huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc, Nhà Bè, quận 4, 7.

Bản đồ các mũi tiến công của các phân khu mang phiên hiệu từ 1-5 trong tổng tấn công vào Sài Gòn vào tết Mậu Thân.

Ảnh: hình ảnh xúc động Cụ Đinh Văn Giới tải đạn 1968

Ảnh: Nữ dân công Long An tải đạn phục vụ chiến dịch Xuân 1968 tại Mỹ Thạnh Đông, Đức Huệ

XV. phân khu ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bám trụ vùng ven và chống bình định

Sau khi kết thúc đợt 2 Mậu Thân, các Phân khu được lệnh bố trí lực lượng vũ trang bám trụ vùng ven đễ sẵn sàng  đợi lệnh tiếp tục tấn công vào Sài Gòn. Sau 2 tháng bám trụ vùng ven, ta tiến hành tổng công kích lần thứ 3 nhưng thực chất là tấn công vào tuyến phòng thủ ngoài cùng của địch. Sau đợt tổng công kích lần 3 này địch đã hiểu rằng ta không còn đủ mạnh để tiếp tục tấn công, nên bọn chúng lập tức triển khai kế hoạch bình định cấp tốc vùng nông thôn vào ngày 11/11/1968.

Tháng 1/1969 bộ chỉ huy sư đoàn 25 Mỹ và lữ đoàn 3 về Bàu Trai – Hậu nghĩa, một đại đội Mỹ đóng ở Quéo ba với nhiệm vụ đánh phá và bình định 2 huyện Đức Hòa – Huệ. chúng đã phục kích và tiêu diệt cả đội giao bưu 10 chiến sĩ của phân khu 2 tại khu vực ngã 3 bình thành

 Tháng 1/1970, Mỹ - ngụy tiếp tục triển khai lực lượng lớn tấn công trên toàn tuyến biên giới Long An, địch sử dụng 30 tiểu đoàn bộ binh, 22 tiểu đoàn Pháo binh, 17 chi đoàn tăng thiết giáp, nhiều Giang đoàn của vùng chiến thuật 4 và một lực lượng lớn không quân.

  hậu cứ phân khu 3 ( lúc này Phân Khu 3 đã rút về biên giới Mỏ Vẹt) địch càn quét ở Chân Rìa – Đìa Dứa, đánh trúng vào trung đoàn bộ binh 320 mới rút về, ban chỉ huy và các cơ quan của trung đoàn hy sinh gần hết trong đó có đồng chí trung đoàn trưởng, các cơ quan lãnh đạo phân khu phải rút sâu vào đất campuchia nhiều lúc mất liên lạc với lực lượng còn ở vùng ven.

Còn ở hậu cứ phân khu 2 địch phá nhiều kho lương thực và vũ khí, bọn chúng đánh phá triệt để các khu vực mà ta đóng quân. Chúng dùng 2 tiểu đoàn biệt động quân 64 và 83 chuyên trách đánh phá từ Ba Thu đến Xôn Rôm, một bộ phận đóng chốt tại ngã ba Bình Thành nhằm cắt đứt đường vận chuyển từ biên giới xuống. tình hình khó khăn đến mức các đồng chí lãnh đạo phân khu phải ở hầm bí mật. Phần in đậm có thể lượt bỏ bớt và thuyết minh tùy theo đối tượng khách.

Tháng 10/ 1970, quân Mỹ lần lượt rút hết các đơn vị ra khỏi chiến trường Long An và khu vực biên giới Campuchia sau khi đã hoàn tất việc hổ trợ bình định cho chính quyền VNCH. Đó cũng chính là thời điểm ta  tổ chức lại chiến trường và phản công. Phân khu 2,3 được sáp nhập lại thành phân khu 23, lực lượng vũ trang phân khu gồm tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 267, 269 và được tăng cường thêm trung đoàn 271.

Đầu tháng 1/1972, trung đoàn 271 tổ chức tấn công từ An Ninh – Lộc Giang và tỉnh lỵ Hậu Nghĩa, ta đã diệt tên thiếu tá Tỉnh phó Hậu Nghĩa, 20 tên ở Tân Phú, 30 tên ở Giồng Diệt, 40 tên ở Hòa Khánh, diệt 30 tên ở Thố Mố Đức Hòa...đó là những thắng lợi tiêu biểu của phân khu 23 trong việc thực hiện nhiệm vụ chống bình định.

Tỉnh ủy Long An lãnh đạo llvt Long An tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.

 Để chuẩn bị cho chiến dịch HCM, tháng 8/1972 Đảng bộ Long An được tái lập dựa trên sự kế thừa đảng bộ phân khu 23

Nằm trong kế hoạch tấn công sài gòn của cấp trên, Đảng bộ Long An có ba nhiệm vụ chính:

-  Tự giải phóng những khu vực còn lại trong tỉnh,

- Đưa lực lượng trực tiếp tham gia chiến dịch tấn công sài gòn; tiểu đoàn 1, tiểu đoàn 45 và lực lượng cấp trên đã nhanh chóng tiến vào thành phố chiếm những mục tiêu quan trọng như tổng nha cảnh sát, quân cảng nhà bè...

- phục vụ tiếp tế đạn dược cho các đơn vị chủ lực trên hướng tấn công phía tây và nam sài gòn. Và đây là hình ảnh những đội dân công Long An phải vận chuyển vũ khí vào ban đêm qua những con kênh nước sền sệt để kịp cho chiến dịch.

Với những sự cống hiến quên thân mình,cuối cùng thắng lợi cũng đã đến. Ngày 30/4/1975 từ căn cứ này Đc Nguyễn Văn Mới cùng toàn thể các ban ngành tiến về Tân An trong sự chào đón của nhân dân kết thúc 21 năm kháng Mỹ.

Không gian trưng bày thành tích long an trong kc chống Mỹ.

Sau ba cuộc kháng chiến, tỉnh Long An có 101 tập thể, đơn vị, 55 cá nhân được nhà nước phong tặng danh hiệu AHLLVT,26.980 huân chương – huy chương các loại, 60.950 cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng thành tích 3 thời kỳ. Và thành tích chói lọi đó tương đồng với sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ, toàn tỉnh có 28.319 liệt sĩ, 1.662 bà mẹ chịu cảnh mất con, 2.072 chiến sĩ bị tù đày, hơn 5000 các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

 

Tỉnh được tặng thưởng:

-         Huân chương quân công giải phóng hạng nhất

-         Huân chương kháng chiến hạng nhất.

+ 4986 huân chương kháng chiến hạng nhất

+5643 huân chương kháng chiến hạng hai

+ 15.950 huân chương kháng chiến hạng ba

+67 huân chương Thành đồng

+ 816 huân chương giải phóng

+ 63 huân chương quân công

+78 huân chương chiến công.

+ 1 huân chương sao vàng.

+11 huân chương Hồ Chí Minh

+740 huân chương bậc cao

+1 huân chương độc lập hạng nhất

Sau 49 năm thống nhất đất nước, Đảng bộ-chính quyền-nhân dân Long An quyết tâm xây dựng an ninh chính trị ổn định,  môt nền kinh tế hội nhâp, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

 


 image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh