image banner
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

 

Gắn liền với vùng đất này từ thuở mới khai hoang lập ấp là Bình Thành. Bình Thành thôn là một trong những thôn xã của tổng Cửu Cư Thượng huyện Tân Long, khu Tham Biện Chợ Lớn địa danh này đã xuất hiện trên bản đồ hành  chính của người Pháp từ năm 1867. Trong kháng chiến chống Pháp vùng đất này thuộc quận Thủ Thừa, rồi huyện Đông Thành, Đức Hòa Thành. Từ năm 1959 đến nay vùng đất này thuộc huyện Đức Huệ.

Bình Hòa Hưng được tách ra từ một phần của xã Bình Thành được thành lập vào năm 1994, cuối thế kỷ 19 nơi đây vẫn còn là vùng đất hoang vu. Trước đây dân cư sống thưa thớt chủ yếu là dân từ nơi khác đến nơi đây lập nghiệp, để trốn tránh sự đàn áp của chính quyền thực dân.

Bình thành xưa là một vùng đất bưng biền với những gò cao có cư dân cư trú. Họ là những người từ nơi khác đến đây lập nghiệp, vì không chịu nổi ách áp bức bóc lột của chế độ thực dân phong kiến đã rời bỏ quê hương để tìm nguồn sống mới. Và tên của người đầu tiên đến các gò cao này để cư trú ngẫu nhiên trở thành địa danh của gò đất đó và lưu truyền đến tận ngày nay như: giồng Ông Hổ, Ông Út, Ông Tưởng, Ông Xô và nơi quí vị đang có mặt là giồng Ông Bạn.

Với những vật dụng đánh bắt cá như: đăng, chỉa, lờ, lợp, lù, thời...và những nông cụ sản xuất như: cày, bừa, trục, gàu vai, bồ đập lúa...đã tạo cho cuộc sống người dân thêm phần no ấm. Hình ảnh con trâu, đám ruộng lúa mùa đã thể hiện cuộc sống yên ổn khi đến vùng đất mới lập nghiệp. Hình ảnh đứa trẻ bưng chén nước đầy cho mẹ khi đang làm đồng án không chỉ thể hiện sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình mà còn thể hiện sự khắc khích, sắc son nghĩa tình của người dân Bình Thành xưa.

Với  hệ động vật đa dạng đã mang đến cho người dân Bình Thành nguồn thực phẩm phong phú. Một góc bếp khá đơn giản của người Bình Thành xưa chỉ với 3 ông táu nhồi trấu và đất sét, những chiếc nồi đồng, một kệ chén bằng  tre, lu nước mắm đồng đã tạo nên những bữa ăn thật đầm ấm khi kết thúc công việc đồng án. Một góc bếp đơn giản cho thấy tính cách giản đơn của người dân Bình Thành xưa, chỉ cần một con cá nướng hay một vài trái cà na, trâm, chum mòi, vú sữa bò...1 xị rượu gạo cùng với các loại nhạc cụ như: đàn cổ, đàn nhị, đàn cò, đàn tân nhạc đã tạo nên những bữa ăn tinh thần đậm chất Nam Bộ.

Sau khởi nghĩa Nam Kỳ  đầu tháng 12/1940, trước sự khủng bố ác liệt của thực dân Pháp, khoảng 100 nghĩa quân tỉnh Tân An – Chợ Lớn dưới sự chỉ huy của đồng chí Lưu Dự Châu và Lê Văn Tưởng đã rút về khu vực tràm Ba làng để thành lập căn cứ với tên gọi Mớp Xanh để bảo toàn lực lượng và chuẩn bị khởi nghĩa lần 2. Căn cứ Mớp Xanh có địa bàn hoạt động khá rộng lớn gồm 3 làng: Bình Thành, Bình Hòa, Thạnh Lợi với chiều rộng khoảng 35km, chiều dài 70km kéo dài từ biên giới Campuchia đến sông Vàm Cỏ Đông.

Từ căn cứ Mớp Xanh ta sắp xếp lại các chi bộ, ra tờ báo dân cày, tổ  chức học tập chính trị, in truyền đơn, lập lò rèn chế tạo vũ khí. Và đây là hình ảnh nghĩa quân đang vận chuyển những vật liệu để lập lò rèn tại căn cứ Mớp Xạnh.

Từ đầu năm 1941 thực dân Pháp tổ chức nhiều cuộc càn quét, đánh phá căn cứ Mớp Xanh gây cho nghĩa quân nhiều tổn thất vì thế cuối tháng 3/1941 Xứ ủy chủ trương phân tán lực lượng tại căn cứ Mớp Xanh. Tuy chỉ tồn tại được 4 tháng nhưng căn cứ Mớp Xanh đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển của các căn cứ cách mạng trên vùng đất Bình Hòa Hưng hiện nay.

Qua 30 năm thành lập với sự lãnh đạo và giúp đỡ tận tình của các cấp, các ngành, các nhà tài trợ, tập thể Chi uỷ xã tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị từng bước hoàn thiện đội ngũ cán bộ, công chức, không chuyên trách xã về trình độ chuyên môn và biên chế, vận động Nhân dân không ngừng phấn đấu từng bước thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh. Đảng bộ cùng nhân dân phấn đấu sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo.

 



 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Thư viện ảnh